Vì Sao Phanh Xe Ô Tô Điện Cứng, Chậm Hơn Xe Xăng?

 21/05/2024        
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bạn đã từng thắc mắc vì sao khi phanh xe ô tô điện lại cảm giác cứng và chậm hơn so với xe xăng? Đây là một câu hỏi rất thú vị và có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm lái xe của bạn.

Trong bài viết này, Blog Xe Điện sẽ cùng bạn đi sâu vào tìm hiểu cơ chế phanh tái sinh trên xe ô tô điện, cùng những giải pháp giúp bạn cải thiện hiệu suất phanh, lý do tại sao chúng lại khác biệt và thậm chí có phần "chậm chân" hơn so với phanh của xe xăng truyền thống.

Lý do mà phanh xe ô tô điện chậm và cứng hơn xe xăng

Vì không có động cơ đốt trong, các nhà sản xuất xe điện đã tìm cách tích hợp các tính năng cho phanh xe ô tô điện hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể là phanh tái sinh năng lượng, gọi tắt là phanh tái sinh, giúp hỗ trợ giảm tốc cho xe. 

Hệ thống phanh xe ô tô điện tái sinh RBS - VinFast
Hệ thống phanh xe ô tô điện tái sinh RBS - VinFast

Cơ chế hoạt động của phanh xe ô tô điện

Tính năng của phanh tái sinh

Về cơ bản, phanh tái sinh được kích hoạt khi tài xế không còn nhấn ga, hoặc chuyển sang đạp phanh. Motor điện sẽ đảo chiều, từ trường đảo chiều, giúp động cơ từ trạng thái sinh công do tiêu thụ điện, qua trạng thái sản sinh năng lượng để nạp vào pin.

Ngoài ra, từ trường ngược sinh ra trong quá trình phanh tái sinh giúp xe giảm tốc độ, dừng hẳn, hoặc có thể chạy lùi.

Hệ thống phanh xe ô tô điện tái sinh
Hệ thống phanh xe ô tô điện tái sinh

Hầu hết các nhà sản xuất ôtô đều cho phép tài xế chỉnh lực hãm tốc độ xe của phanh tái sinh. Nếu chỉnh ở mức nhẹ, xe giảm tốc độ mượt mà hơn, cảm giác lái nhẹ nhàng hơn.

Tuy nhiên, người lái phải dùng phanh một cách tích cực hơn để giảm tốc độ, nhất là khi xe điện thường có trọng lượng nặng hơn xe động cơ đốt trong nếu cùng phân khúc, do đó xe cần nhiều khoảng cách hơn để dừng hẳn.

Ngoài ra, phanh phản hồi mức nhẹ không nạp lại nhiều năng lượng cho pin.

Hiệu chỉnh phanh tái sinh theo từng dòng xe

Trong trường hợp điều chỉnh lực hãm tốc độ xe của phanh tái sinh ở mức nặng, xe không còn giảm tốc mượt mà, mà giờ đây bị hãm lại bởi phanh động cơ. Đổi lại, cách di chuyển này giúp xe nạp lại pin, kéo dài quãng đường có thể di chuyển.

Hệ thống phanh xe ô tô điện
Hệ thống phanh xe ô tô điện

Tùy vào dòng xe, mẫu xe, hãng sản xuất có thể hiệu chỉnh các thông số của phanh động cơ theo nhiều cách khác nhau, ví dụ khi nào phanh động cơ sẽ kích hoạt, lực nhấn phanh cấn bao nhiêu để kích hoạt phanh động cơ...

Do đó, phanh trên xe điện thường không có độ đồng nhất giữa các hãng khác nhau, mỗi hãng sẽ có cách chỉnh riêng về cảm giác phanh cho phương tiện của mình.

Sự thích nghi cần có của tài xế khi phanh xe ô tô điện

Một số tài xế có thể không quen với phanh trên xe điện, ví dụ như phanh có cảm giác đạp cứng, phanh quá đột ngột, độ phản hồi phanh chưa tốt... Nếu gặp tình trạng này, tài xế có thể tự khắc phục bằng cách hiệu chỉnh cảm giác phanh trên menu trong xe, hầu hết các xe điện đều cho phép chỉnh điều này.

Ngoài ra, hãy tập làm quen với cảm giác đi xe điện, như không đạp phanh quá đột ngột khi để chế độ phanh tái sinh ở mức cao.

Cuối cùng, xe điện thường hao mòn phanh, lốp nhanh hơn so với xe động cơ đốt trong do trọng lượng nặng, vì thế cần thường xuyên kiểm tra và thay nếu quá mòn.

Sự thích nghi cần có của tài xế khi phanh xe ô tô điện
Sự thích nghi cần có của tài xế khi phanh xe ô tô điện

Vì xe điện chỉ mới được sử dụng nhiều trong những năm gần đây, do đó các nhà sản xuất ôtô cũng đã liên tục để cải thiện cảm giác phanh, đồng thời tăng độ an toàn của xe điện, khiến việc chuyển từ xe xăng qua xe điện trở nên dễ dàng hơn.

Một vài lý do khác

Độ trễ

Hệ thống truyền động điện tử, một phần quan trọng của xe điện, cũng đóng vai trò trong sự chậm trễ của hệ thống phanh. Độ trễ nhỏ khi động cơ điện phản ứng với tác động của bộ điều khiển có thể ảnh hưởng đến thời gian phản ứng của hệ thống phanh, tạo ra một trải nghiệm lái xe không như mong đợi.

Trọng lượng pin

Trọng lượng pin xe điện
Trọng lượng pin xe điện

Trọng lượng lớn của pin, thành phần chính của xe điện, có thể ảnh hưởng đến khả năng phanh, đặc biệt là trong tình huống khẩn cấp. Thiết kế heo (cùm) phanh cũng có thể tạo cảm giác phanh cứng hơn.

Lái xe chỉ cần một bàn đạp

Sự khác biệt khi giảm tốc độ trên xe điện

Khi tài xế nhấn bàn đạp, xe điện vẫn tăng tốc như bình thường, nhưng sự khác biệt lớn xảy ra khi họ nhả chân ra. Thay vì bị siết lại dần, xe điện sẽ ngay lập tức giảm tốc, nhanh và dứt khoát hơn nhiều so với hành động nới lỏng chân ga ở xe truyền thống.

Để quen với việc giảm tốc độ này, tài xế cần làm quen với việc chỉ dùng một bàn đạp mà thôi, dù sẽ có một chút lạ lẫm lúc đầu.

Ảnh hưởng của điều kiện đường sá

Ảnh hưởng của điều kiện đường sá đến phanh xe ô tô điện
Ảnh hưởng của điều kiện đường sá đến phanh xe ô tô điện

Tất nhiên, những điều kiện đường sá khác nhau sẽ tạo ra khả năng dừng khác nhau. Ví dụ, khi leo đèo dốc, xe sẽ hãm chậm hơn so với chạy đường bằng bởi ảnh hưởng của trọng lực.

Cũng nhờ nguyên lý này, tài xế đi xe điện lúc đổ đèo sẽ không phải lo lắng tới việc xe điện không thể hãm bằng cách về số thấp như động cơ xăng, dầu truyền thống.

Lợi ích trong giao thông đô thị của phanh tái sinh

Một trong những lợi ích lớn của cách phanh này là nó thực sự dễ dàng hơn cho những tài xế di chuyển trong điều kiện giao thông đông đúc, xe dừng nghỉ liên tục.

Khi đó, bàn đạp sẽ chuyển trạng thái chiếc xe điện nhanh chóng, thay vì phải xoay cổ chân qua lại liên tục giữa phanh và ga.

Lợi ích kinh tế và môi trường của phanh tái sinh

Ứng dụng hệ thống phanh tái tạo trên xe điện còn mang tới những lợi ích to lớn khác. Chi phí bảo trì sẽ giảm bởi hiếm khi tài xế phải dùng tới bàn đạp phanh phụ nếu họ không cần phải dừng xe lại trong các trường hợp gấp gáp.


Lợi ích kinh tế và môi trường của phanh tái sinh
Lợi ích kinh tế và môi trường của phanh tái sinh

Các hạt bụi siêu nhỏ được tạo ra trong quá trình phanh của xe truyền thống cũng ít đi rất nhiều đối với hệ thống phanh trên xe điện – đây là một trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí và nước.

Khoảng cách phanh cũng ngắn lại, bởi vì chiếc xe sẽ ngay lập tức giảm tốc khi tài xế nhả bàn đạp ga, thay vì phải chuyển chân sang bàn đạp phanh bên trái theo cách cũ.

Lưu ý khi di chuyển trên đường trơn trượt

Tuy vậy, hệ thống phanh tái tạo trên xe điện đòi hỏi tài xế cần cẩn thận hơn khi di chuyển trên đường trơn trượt. Bởi chiếc xe sẽ giảm tốc rất nhanh khi nhả bàn đạp ga, và vì thế lốp xe sẽ có xu hướng dễ bị mất độ bám hơn.

Nhưng với bộ lốp tốt và cách tính toán phù hợp của nhà sản xuất, tình huống này có thể được giải quyết không quá phức tạp.

Lưu ý khi di chuyển trên đường trơn trượt
Lưu ý khi di chuyển trên đường trơn trượt

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về lý do vì sao phanh xe ô tô điện lại cứng và chậm hơn so với xe xăng, cũng như những lợi ích và hạn chế của hệ thống phanh tái tạo năng lượng. Đừng quên truy cập scck.vn - nơi chúng tôi cung cấp những mẫu mã xe điện và dụng cụ cơ khí chất lượng

Nguồn bài viết

Chủ đề: